Dưới đây là những vấn đề phổ biến khi luyện tập hát và cách khắc phục thể bạn chưa biết
1. Cảm Âm
Cảm âm liên quan đến việc hát đúng nốt và cảm nhận đúng nhịp. Những người gặp khó khăn, hát chênh phô thường không nghe kỹ, bị áp lực tâm lý, hoặc không cảm nhận được giai điệu. Giải pháp cải thiện cho việc không cảm âm được đó là:
– Tập nghe nhiều Rèn luyện sự tập trung và khả năng nghe chính xác.
– Ghi nhớ từ nhỏ đến lớn: Bắt đầu với các câu ngắn và từ từ tăng độ dài.
– Mô phỏng âm thanh: Luyện tập chơi nhạc cụ và học nhạc lý để cải thiện cảm âm.
2. Kiểm Soát Hơi Thở
Ca hát đòi hỏi kiểm soát hơi thở, dây thanh và cách diễn tả. Các vấn đề thường gặp bao gồm lấy hơi hổn hển, hơi nông, hụt hơi, và áp lực khi hát. Giải pháp để cải thiện hơi thở đó là:
– Luyện tập cơ hoành: Tăng cường khả năng hít vào và điều tiết hơi thở.
– Tránh thói quen xấu: Hãy chắc chắn không bị hụt hơi hoặc thở quá ngắn.
3. Căng Thẳng Trong Giọng Hát
Căng thẳng ở các cơ bên ngoài thanh quản có thể làm giảm linh hoạt giọng hát, làm giọng hát không đẹp và đau cơ.
Bài tập để giải tỏa căng thẳng trong giọng hát đó là:
– Bài tập thả lỏng: Tập trung vào việc thư giãn các cơ và tâm lý khi hát.
– Rèn luyện lâu dài: Căng thẳng là thói quen cơ, cần thời gian để cải thiện.
4. Dây Thanh Yếu Và Quãng Giọng Hạn Chế
Dây thanh yếu có thể làm cho các nốt nhạc bị vỡ khi lên cao và quãng giọng không đủ rộng. Để cải thiện vấn đề này cần luyện tập các bài:
– Luyện tập cơ dây thanh: Mở rộng quãng giọng từ từ, liên tục mà không quá sức.
-Duy trì luyện tập đều đặn: Tránh tập luyện quá nặng trong thời gian ngắn.
5. Phát Âm và Chính Tả
Phát âm rõ và chính xác là cơ bản nhưng rất quan trọng để có một giọng hát tốt. Cần phải chú trọng phát âm và sửa lỗi chính tả
– Chú trọng phát âm: Tìm hiểu nguyên âm và phụ âm, luyện tập lời ca khúc nhiều lần.
– Sửa lỗi chính tả: Hiểu và cảm nhận sâu sắc tác phẩm để hát chính xác hơn.