Tìm hiểu kỹ thuật thanh nhạc sẽ giúp bạn tập chung đúng kỹ thuật, thể hiện bài hát cuốn hút cảm xúc người nghe. Tốt hơn nếu bạn tham gia một khóa học thanh nhạc sẽ được luyện tập một cách chuyên nghiệp. Việc học kỹ thuật thanh nhạc; ngoài hát đúng nhịp, giai điệu, lời bài hát còn diễn tả sự bay bổng thổi phần hồn cho bài hát tăng tính sinh động chạm đến trái tim người nghe.
1. Dynami – Lực hát (Lấy hơi)
Nguyên lý việc lấy hơi
Lấy hơi là một kỹ thuật thanh nhạc cơ bản ban đầu khi người tập nhập môn. Để có một lực hát tốt các bạn chú ý luyện tập theo cách sau:
Luyện tập hít thở thường xuyên tự nhiên, rồi hít sâu thở ra từ từ. Luyện đều đặn mỗi lúc giúp cơ hoành đẩy xuống khoang phổi được mở rộng giúp khả năng lưu trữ nhiều hơi hơn. Do đó khi phát hơi ra sẽ tạo ra một lực đẩy chắc chắn, âm thanh to rõ ràng.
Muốn âm thanh vang hơn, to hơn, uy lực, chắc hơn chúng ta cần cộng hưởng âm thanh bằng cách đưa âm thanh về phía các khoảng trống trong cơ thể như cổ họng, khoang miệng, xoang.
Cách tập lấy hơi kỹ thuật thanh nhạc cơ bản
Hít vào thật sâu đóng miệng rồi tạo ra âm thanh “um” cảm nhận âm thanh gom trước mũi, trán. Sau đó, bạn đẩy hơi mạnh dần giúp âm thanh to hơn. Khi cảm được vị trí của khoảng vang thì bạn tạo âm “uhm-ma” cao dần, dùng hơi mạnh hơn và thả lỏng các vùng ngực, vai rồi đến cổ.
Một số nguyên nhân và khắc phục hụt hơi trong kỹ thuật thanh nhạc
2. Vibrato – Rung ngân
Rung ngân là một kỹ thuật thanh nhạc cơ bản rất đơn giản, dễ tập. Bạn hát bất kỹ một nốt rồi ngân dài ra sau đó thay đổi cao độ lên xuống quanh nốt nhạc, nhờ vào đó các cơ ở cổ họng sẽ ghi nhớ được cách thức di chuyển lên xuống. Cao độ biến đổi có thể ảnh hưởng bởi lực đẩy cơ hoành: đẩy hơi mạnh, nốt sẽ cao hơn; đẩy hơi yếu, nốt sẽ thấp hơn. Hơi từ cơ hoành đẩy càng tốt thì rung giọng càng mượt.
Chúng ta cần sử dụng hơi hài hòa giữa đẩy cơ hoành và hơi ở cổ. Tập rung đẩy ở cơ hoành trước, hơi sẽ “rừng rực” nhưng khả năng kiểm soát, điều khiển thanh đới, thanh quản sẽ kém hơn. Nếu tập rung ở cổ trước, sẽ hơi mệt thanh đới do hoạt động liên tục, cơ hoành không được rèn luyện nhiều nên sẽ không mạnh bằng; thanh đới, thanh quản.
Hướng dẫn cách tập rung ngân: Bạn hít hơi dài rồi hát một từ hay một chữ bất kỳ như “O” ngân dài hơi ra đều, rồi sau đó ngân xuống thấp thành “Ồ” rồi chuyển lên cao sang “O”, … nặp lại tuần hoàn đến khi thật cạn hơi trong cơ thể. Một lần chỉ hát một nốt rồi ngân dài rồi lên cao, xuống thấp bằng cách đẩy hơi mạnh nhẹ.
3. Feeling – Cảm xúc
Cảm xúc được tuôn trào từ người hát lúc thể hiện tác phẩm đó (dân nghề gọi “Phiêu”). Bất kỳ ai cũng có cảm xúc của mình chỉ là đôi khi, lúc hát, chúng ta lại chú ý kỹ thuật thanh nhạc nhiều vào cao độ, tiết tấu, lời hát mà quên đi phần cốt lõi quan trọng nhất của nghệ thuật đó là Biểu đạt cảm xúc.
Hướng dẫn cách tập cảm xúc: Tìm hiểu tâm ý tác giả, hoành cảnh ra đời của bài hát. Suy nghĩ về ca khúc sắp sửa trình bày, ý nghĩa của từng ca từ và cố gắng biểu đạt bài hát. Đặt tâm tình của chính mình vào tiết tấu, thẩm thấu hồn của lời bài hát. Cảm xúc nghe có vẻ khá đơn giản nhưng cần nhiều thời gian luyện tập.
4. Nuance – Sắc thái
Về cơ bản, sắc thái không hẳn là kỹ thuật thanh nhạc mà đúng hơn là cách tư duy và tinh tế, biểu cảm khi thể hiện bài hát. Sắc thái là cách hát từ, cụm từ, câu hát với độ mạnh nhẹ phù hợp.
Sắc thái có thể thay đổi ngọn sóng nhấp nhô, lúc mạnh mẽ, lúc mềm mại lăn tăn, có khi sự thay đổi mạnh nhẹ đó nhanh như cái chớp mắt, như ngọn gió nhẹ thổi qua, mạnh rồi nhẹ trong từng từ, có khi lại là nốt nhạc được kéo dài miên man.
Hướng dẫn cách tập: Lấy một câu hát thể hiện cảm xúc lúc vui, buồn; lúc nhanh dồn dập; lúc ê chề…
5. Breathy voice – Giọng nhiều hơi
Theo kinh nghiệm cá nhân Linh Chi nhận biết người có giọng nhiều hơi: nói phát tiếng ồm ồm lớn, hơi thở sâu và mạnh, khẩu hình mở rộng, bật tiếng đẩy hơi nhiều.
Hướng dẫn cách tập: Lấy kinh nghiệm đó áp dụng luyện tập nói chuyện thành thói quen. Rồi khi thực hành hát vận dụng các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản khác tạo ra âm thanh mượt chắc. Bạn chia nhỏ lần tập trong ngày, mỗi lần 5-10 phút. Tập chăm chỉ kéo dài quá ^^ dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng.
6. Nốt nhạc buồn – Blues note hay Worried note
Nốt nhạc buồn bắt nguồn từ dòng nhạc Blues. Trong kỹ thuật thanh nhạc, nốt Blues để thể hiện cảm xúc, đôi khi sử dụng khác so với cao độ đúng của nó. Thay đổi cao độ của nốt Blues đặc trưng bởi một nửa cung hoặc một phần tư cung tùy thuộc vào cách hát hoặc thể loại nhạc. Blues note có một hay vài nốt lơ lửng giữa những nốt chính và các nốt này hát thấp hơn chút kết hợp cùng kỹ thuật bẻ cong nốt (Bent note).
Hướng dẫn cách tập: Bạn có thể thử tìm và nghe các bản nhạc Blues thời kỳ đầu rồi luyện tập các câu hát và nốt theo bản nhạc. Nhạc Blues phải hát hơi chênh phô một chút nhưng nhất định phải chênh phô đúng nốt Blues.
7. Bẻ cong nốt – Bent note
Bent note là kỹ thuật cơ bản đặc trưng trong dòng nhạc Blues và là kỹ thuật thanh nhạc phổ biến trong nhạc Pop, R&B và Soul. Kỹ thuật là hát một nốt và đẩy cao độ cao dần lên. Khi thể hiện ca khúc, ca sĩ kết hợp kỹ thuật thanh nhạc khác nhả hơi, giữ hơi, luyến láy nhằm bẻ cong nhiều nốt tạo ra các câu hát đặc sắc.
Hướng dẫn cách tập: Bắt đầu hát một chữ “na” rồi bẻ nốt, không đi lên hẳn cao độ khác mà thay đổi chậm dần dần cao độ từng chút. Kỹ thuật thanh nhạc tương đối khó nhưng khi thể hiện bạn có thể cảm nhận.
8. Melisma hay Runs and riffs – Luyến láy nhiều nốt
Kỹ thuật này có lẽ không hẳn nằm ở phần thanh nhạc cơ bản bởi luyện tập không dễ. Tuy nhiên, sự đam mê âm nhạc của các bạn sẽ vượt qua được nhờ luyện tập chăm chỉ. Bạn chỉ cần tập theo âm giai ngũ cung (pentatonic scale) hay âm giai Blues (blues scale) và bắt chước ca sĩ hát rồi phiêu dần theo là được.
Cách tập Luyến láy nhiều nốt : Dùng piano hoặc phần mềm đánh các nốt C, D, E, G, A rồi hát đi các nốt này thật nhuần nhuyễn và ghi nhớ cao độ rồi kết hợp cùng kỹ thuật bent note hay blues note giúp đa dạng câu hát. Một khi đã hát tốt những nốt đó, bạn có thể tạo câu riêng và thay đổi thứ tự nốt.
9. Husky voice hay Smoky voice – Giọng khàn
Giọng khàn Husky voice còn gọi là Raspy voice ở mức độ nhẹ. Với “kĩ thuật thanh nhạc” này, chính xác là một bệnh lý hơn là một kĩ thuật. Lý do có thể khi hát sai kĩ thuật, cố gồng để hát, đẩy hơi nhiều, hát quá mạnh, đè nén thanh đới, lâu dần sảy ra tình trạng viêm thanh đới.
Cách tập Giọng khàn Husky voice: Lấy hơi sâu hát chữ “Nô” kéo dài khẩu hình nhỏ, phát hơi từ cuống họng đẩy dần song song mở khẩu hình..