4 CÁCH LẤY HƠI KHI HÁT KARAOKE

Ngại mỗi lần cao hứng muốn hát karaoke nhưng lại tự ti về giọng hát? Đừng lo, với series trọn bộ về “ Hướng dẫn và cách hát karaoke hay “ mà EDMusic sắp chia sẻ đến bạn sẽ giúp bạn có thể khắc phục giọng hát yếu và luyện giọng hát ngay tại nhà mà không phải tốn chi phí và thời gian qua bất kì trường lớp thanh nhạc nào, phần nào cải thiện giọng hát của bạn.

1. Tư thế đứng khi hát karaoke

cải thiện giọng hát karaoke
Tư thế đứng lấy hơi khi hát

Bước đầu tiên phải học là thế đứng. Nghe có vẻ “ không liên quan “ cho lắm nhưng thật ra thế đứng khá là quan trọng trong việc lấy hơi khi hát karaoke. Thế đứng đúng sẽ làm tăng dung tích phổi và giúp bạn giảm căng thẳng. Thế đứng đúng gồm :

  • Phải thật tự nhiên, thoải mái.
  • Đầu gối buông lỏng.
  • Chân dang ra ngang hông.
  • Giữ cho ngực thoải mái trong quá trình hát.

2. Khác nhau giữa thở bình thường và thở lúc hát

Tự luyện giọng hát hay tại nhà
Khác nhau giữa thở bình thường và thở lúc hát

Khi hát bạn cần phải thở sâu và thoải mái nhằm giảm đến tối thiểu sự căng thẳng và nâng hiệu quả đến mức tối đa. Hiểu rõ cơ chế và hoạt động hô hấp sẽ giúp bạn làm chủ hơi thở của mình.

3. Lấy hơi khi hát karaoke

Tự luyện giọng hát hay tại nhà
Cách lấy hơi khi hát karaoke

Thở bằng sườn và cơ bụng là cách hiệu quả nhất để có hơi thở sâu, việc luyện tập rất đơn giản. Cơ bụng thả lỏng cho phép hít đầy không khí và giảm căng thẳng cho cổ và họng khi thở ra. Đây là cách mà hầu hết ca sĩ hiện nay đều áp dụng.

Cách luyện tập thở :

  • Bạn nằm dài ra sàn nhà, sau đó có thể để một quyển sách lên bụng.
  • Thoải mái, tập trung chú ý hít vào thở ra bằng cơ bụng. Bạn sẽ quan sát thấy quyển sách chuyển động lên xuống ở bụng.
  • Đứng dậy và làm lại hành động này.

Ngoài ra còn có BỐN BƯỚC THỞ HIỆU QUẢ :

  • Đứng thẳng người, hai chân dang ra ngang hông, ngực nâng lên thoải mái.
  • Hít sâu vào bằng mũi và miệng cho bụng mình phình ra mà vẫn giữ cho bắp thịt bụng không căn.
  • Để cho bắp thịt bụng co rút nhẹ khi bắt đầu xướng một âm dài ở  cao độ vừa phải.
  • Vẫn giữ cho ngực cao và cố giữ cho khung sườn nở ra khi xướng âm. Đừng để cho ngực bị ép.

Khi hít vào, đừng hít vào đầy phổi. Hít đầy phổi sẽ làm cho cuống họng và hàm căng cứng ngay trước khi phát được âm. Hít vào sâu làm nở khoang bụng và bụng dưới ra. Cố đừng nâng đôi vai lên, vì sẽ tạo ra căng thẳng.

4. Luyện tập hơi thở

Sau khi bạn đã luyện tập ở các bước trên rồi thì bài tập này giúp bạn tăng cường thở. Bạn nhớ đừng hít vào nhanh quá hoặc nâng ngực khi hít vào nhé.

Bước 1:

  • Hít vào đếm đến 10, mỗi nhịp bạn hít 2 lần ngắn.
  • Thở ra 20 nhịp bằng cách thở ngắn, 2 đợt mỗi nhịp
  • Sau đó bạn lại Hít vào đếm đến 10 như lần đầu tiên.
  • Thở ra 20 nhịp bằng một đợt thở dài và liên tục.
  • Sau cùng, hít vào trở lại đến 10, với hai đợt hít ngắn mỗi nhịp.

Lưu ý: Bạn nhớ cảm nhận sự nở ra của sườn khi tập thở ra.

Bước 2:

  • Hít vào đếm đến 10, ( lưu ý bước này bạn hít đúng 1 lần dài liên tục nhé )
  • Thở ra 20 nhịp bằng cách thở ngắn, 2 đợt mỗi nhịp.
  • Hít vào lại trong 10 nhịp bằng một hơi liên tục và nhẹ.
  • Thở ra bằng một hơi liên tục trong 20 nhịp.
  • Hít vào lại cho đến 10 bằng một hơi chậm và dài.

Lưu ý: Sau đó bạn hát “aaaa”  thoải mái trong 20 nhịp. Vẫn cảm nhận sự nở ra của sườn suốt thời gian thở ra bạn nhé.

Bước 3:

  • Hít vào thật nhanh một lần.
  • Thở ra trong 20 nhịp bằng cách thở ngắn, 2 đợt mỗi nhịp.
  • Hít vào thật nhanh một lần.
  • Thở ra liên tục trong 20 nhịp
  • Hít vào thật nhanh một lần

Trả lời