Âm nhạc như một món ăn tinh thần của con người. Cuộc sống sẽ trở nên vô cùng tẻ nhạt nếu thiếu đi những nốt ngân nga du dương của những bản nhạc. Âm nhạc được tạo ra từ tiếng hát của người nghệ sĩ biểu diễn hoặc âm thanh của nhạc cụ. Chắc hẳn nhắc đến ngành thanh nhạc thì không còn xa lạ gì đối với các bạn trẻ. Nhưng để hiểu biết thêm về thông tin tuyển sinh của ngành học này, các bạn có thể tham khảo qua bài viết sau đây.
Ngành thanh nhạc là gì?
Ngành Thanh nhạc là ngành học đào tạo cho sinh viên có những kiến thức cơ bản về âm nhạc, về kỹ thuật biểu diễn; sau khi tốt nghiệp trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, hoạt động trong các đơn vị nghệ thuật. Ngành Thanh nhạc đào tạo sinh viên có phẩm chất chính trị rõ ràng, có năng lực chuyên môn cao trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Ngoài ra, sinh viên còn được cung cấp những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống kiến thức về lĩnh vực âm nhạc và biểu diễn thanh nhạc.
Các khối thi vào ngành thanh nhạc là gì?
Là một ngành học thiên về đào tạo năng khiếu nên để thi vào ngành thanh nhạc thì các sĩ tử có thể tham khảo khối thi sau đây:
- N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc (NKÂN) 1, NKÂN 2
- N02: Ngữ văn, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ, Ký xướng âm
Các trường nào đào tạo ngành thanh nhạc?
Trong nước ta hiện nay có khá nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Thanh nhạc, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có thêm sự lựa chọn; vì đây là ngành học “hot”, mang lại cơ hội việc làm lớn. Các bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây:
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
- Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội
- Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Khu vực miền Trung:
- Học viện Âm nhạc Huế
Khu vực miền Nam:
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Văn Lang
- Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP.HCM
- Đại học Văn Hiến
Điểm chuẩn của ngành là bao nhiêu?
Trong năm học 2020, với sự thay đổi trong đề án tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra, ngành Thanh nhạc cũng có nhiều sự biến động về điểm chuẩn để xác định thí sinh trúng tuyển vào ngành. Để có cơ hội học tập và làm việc trong ngành Thanh nhạc, bạn cần đạt số điểm trong khoảng từ 15 đến 31 điểm.
Liệu bạn có phù hợp với ngành thanh nhạc?
Theo học ngành này, bạn cần phải có những tố chất sau:
- Có kỹ thuật giữ hơi trong thanh nhạc;
- Đam mê với nghề, lĩnh vực theo đuổi;
- Tính cẩn thận và tỉ mỉ;
- Tự tin, khả năng sáng tạo tốt;
- Không ngừng cập nhật xu hướng nhạc mới;
- Có năng khiếu âm nhạc;
- Có ý thức trau dồi chuyên ngành học;
- Có khả năng ngoại giao và tài ăn nói;
- Ngoại ngữ tốt là một trong những điều kiện giúp bạn vươn lên trong nghề nghiệp;
Học ngành thanh nhạc cần giỏi môn gì?
Nếu bạn đang có ước mơ với ngành thanh nhạc, đầu tiên hãy trang bị cho mình kiến thức nhạc lý về xướng âm, nốt; học chơi một loại nhạc cụ nào đó mà bạn ưa thích. Bởi vì để thi vào ngành này, bạn cần phải vượt qua hai môn năng khiếu. Như vậy, việc học chơi nhạc cụ hoặc thanh nhạc là điều rất cần thiết trong bước chuẩn bị của bạn. Đây là ngành đặc trưng đòi hỏi bạn phải có năng khiếu từ đầu và phải có một niềm đam mê với âm nhạc. Ngoài ra điều nhất thiết trong ngành học này chính là bạn phải biết hát. Không yêu cầu là bạn phải có một giọng hát hay nhưng thay vào đó chỉ cần bạn biết hát, biết cảm thụ âm nhạc.
Cơ hội việc làm của ngành như thế nào?
Cơ hội việc làm ngành Thanh nhạc vô cùng đa dạng và phong phú. Đó cũng là lý do khiến ngành học này thu hút đông đảo thí sinh tham gia, đăng ký theo học và làm việc. Bạn có thể tham khảo những vị trí việc làm dưới đây:
- Làm việc tại các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, các Trung tâm văn hóa thành phố và các tỉnh, thành;
- Tham gia giảng dạy tại các trường từ cấp tiểu học lên tới đại học;
- Giáo viên tại các trung tâm dạy nhạc;
- Mở phòng học thanh nhạc riêng;
- Làm việc tại các phòng thu âm;
- Công tác tại các nhà hát và nhạc viện;
- Làm việc tại các trung tâm văn hóa;
- Có cơ hội trở thành những ca sĩ, nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp trên sân khấu;
- Làm việc tại các đài phát thanh truyền hình…
Mức lương của ngành thanh nhạc như thế nào?
Mức thu nhập luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là đối với những ai đã và đang có ý định theo đuổi ngành học nhiều sức hút này. Mức lương đạt được trong khoảng 10 triệu đồng trở lên đối với sinh viên mới tốt nghiệp. Ngoài ra, mức thu nhập này sẽ còn cao hơn nếu như bạn làm thêm ở các phòng hát hoặc luyện thanh riêng cho các em, những học sinh có nhu cầu học thanh nhạc. Đối với những người làm ca sĩ, mức lương sẽ là cực khủng nếu bạn nổi tiếng và có nhiều người hâm mộ.
Chương trình đào tạo Ngành Thanh nhạc dành cho sinh viên
Khung chương trình có 2 phần cơ bản là: kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên ngành.
- Các kiến thức cơ bản: Các bộ môn bắt buộc liên quan đến chính trị, xã hội. Và hơn nữa, là tiếp cận dần với các kiến thức cơ bản về lĩnh vực âm nhạc, biểu diễn thanh nhạc và các kỹ thuật căn bản.
- Kiến thức chuyên ngành: Được tiếp cận đến kiến thức của các môn như lịch sử âm nhạc Việt Nam và Phương Tây. Bên cạnh đó là các kỹ thuật diễn viên, Ký – Xướng âm III,…Các bạn sinh viên được tiếp cận với các phương pháp giảng dạy mới về các vấn đề xử lý thực tiễn. Đồng thời sinh viên cũng được thường xuyên tham gia trải nghiệm các chuyến đi thực hành, thực tế đến các địa phương, các cơ quan, công ty, doanh nghiệp trong quá trình học tập.
Kết luận
Ngành thanh nhạc là một ngành học có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường. Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin cần thiết về ngành thanh nhạc mà bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công!