Trước khi chọn theo ngành Thanh nhạc, các bạn học sinh có đam mê với âm nhạc cũng như quý phụ huynh cần nắm rõ những điểm chính Rightpath.edu.vn giới thiệu sau đây.
Ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ muốn theo đuổi sự nghiệp ca hát hay sản xuất âm nhạc và chọn thi vào các trường đào tạo Thanh nhạc. Tuy nhiên không phải bạn nào cũng tìm hiểu đầy đủ mọi thứ liên quan tới ngành học đặc biệt hấp dẫn và rất thú vị này.
Tổng quan về ngành Thanh nhạc
Âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phổ biến và có lịch sử lâu đời nhất của nhân loại. Những âm thanh trầm bổng réo rắt bắt tai chính là ngôn ngữ chung của thế giới mà bất cứ ai cũng có thể lắng nghe và cảm nhận bởi cảm xúc con tim.
Để trở thành một người nghệ sĩ chơi nhạc đủ sức đứng trên sân khấu và mang tới những cảm xúc mãnh liệt cho khán giả, người chơi nhạc hay ca sĩ không chỉ cần năng khiếu mà còn cần khổ luyện và không ngừng học hỏi. Ngành Thanh nhạc chính là nơi giúp họ đạt được mục tiêu nói trên.
Ngành Thanh nhạc ở Việt Nam được xếp vào nhóm ngành nghệ thuật chuyên đào tạo sinh viên những kiến thức âm nhạc và kỹ thuật biểu diễn từ cơ bản tới chuyên sâu. Sau khi ra trường, sinh viên Thanh nhạc có thể trở thành ca sĩ, người biểu diễn âm nhạc, nhạc công, nhạc sĩ hoặc người làm công tác hòa âm phối khí ở các đơn vị nghệ thuật.
Vì sao nhiều người chọn học ngành Thanh nhạc
Trở thành một nghệ sĩ âm nhạc xuất sắc, đứng trên sân khấu lớn và trình diễn cho hàng nghìn khán giả, được hàng triệu người biết đến là giấc mơ của rất nhiều các bạn trẻ.
Thu nhập từ việc ca hát và làm âm nhạc cũng rất cao. Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này tại nước ta là khá rộng mở khi ngành giải trí và ca hát đang phát triển với tốc độ mạnh mẽ và dần ghi được những dấu ấn đậm nét trên trường quốc tế. Sự cạnh tranh cũng tăng cao. Đó cũng là lý do rất nhiều bạn trẻ theo học ngành Thanh nhạc để tối ưu khả năng biểu diễn và vươn tầm trở thành những ngôi sao âm nhạc trong tương lai.
Để học ngành Thanh nhạc bạn cần những tố chất gì?
Thanh nhạc là một ngành học về nghệ thuật. Vì thế yếu tố đầu tiên để bạn theo đuổi ngành này chắc chắn là khả năng cảm thụ âm nhạc tốt. Bạn cũng cần có giọng hát hay, truyền cảm, có tư duy âm nhạc và khiếu thẩm mỹ.
Ngoài ra, bạn cần có niềm đam mê lớn với nghệ thuật âm nhạc, tinh thần học tập và rèn luyện hăng say. Sức khỏe tốt cũng là yếu tố cần thiết để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc dài lâu bạn nhé.
Ngành Thanh nhạc thi khối nào?
Để thi vào ngành Thanh nhạc tại các trường đào tạo chuyên nghiệp ở cấp độ đại học và cao đẳng, bạn trẻ trước hết cần tốt nghiệp trung học phổ thông. Sau đó, bạn sẽ phải thi tổ hợp đặc biệt là khối N gồm các môn thi sau đây:
- Ngữ Văn.
- Năng khiếu âm nhạc.
- Năng khiếu tự chọn.
Trong đó, môn Ngữ văn thường sẽ lấy kết quả của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và có số điểm chuẩn thay đổi theo từng năm, từng trường. Các môn thi năng khiếu cũng có phổ điểm và cách thi đặc thù tùy thuộc vào mỗi trường. Ngoài ra, một số trường đào tạo Thanh nhạc cũng sử dụng kết quả học bạ làm căn cứ xét tuyển.
- Mã ngành Thanh Nhạc là 7210205.
Bạn có thể theo học Thanh nhạc ở đâu?
Hiện nước ta có khá nhiều trường đào tạo Thanh nhạc chất lượng cao trải đều cả 3 miền cho bạn lựa chọn theo học.
Miền Bắc:
- Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
- Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội.
Miền Trung:
- Học viện Âm nhạc Huế.
Miền Nam:
- Nhạc viện TP.HCM.
- Đại học Văn Hiến.
- Đại học Văn Lang.
- Đại học Nguyễn Tất Thành.
- Đại học Hutech.
- Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM.
- Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn.
Học xong Thanh nhạc bạn có thể làm việc ở đâu?
Do nhu cầu âm nhạc của thị trường luôn rất cao nên sinh viên ngành Thanh nhạc có vô số cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường. Mức thu nhập của ngành này cũng đa dạng và nằm trong top đầu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học ngành này.
Các công việc phổ biến nhất cho sinh viên Thanh nhạc sau khi ra trường gồm:
- Ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công tự do hoặc độc quyền cho các công ty giải trí.
- Ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công của đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, trung tâm văn hóa của các địa phương trên toàn quốc.
- Tham gia giảng dạy thanh nhạc tại các trường từ cấp tiểu học đến đại học trên toàn quốc.
- Làm việc tại phòng thu âm.
- Mở lớp đào tạo thanh nhạc cho mọi lứa tuổi.
- Làm công tác chuyên môn hoặc nghiên cứu, giảng dạy ở các nhạc viện, trường đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp.
- Làm việc ở trung tâm văn hóa các cấp.
- Trở thành nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp trên sân khấu, trên mạng Internet hoặc các kênh truyền hình trong và ngoài nước.
- Làm việc tại các đài phát thanh, truyền hình, doanh nghiệp truyền thông lớn trong nước.
- Hướng dẫn và dàn dựng các chương trình nghệ thuật, tiết mục âm nhạc cho các đơn vị nghệ thuật.
- Hợp tác quốc tế với ca/ nhạc sĩ khác trong kỷ nguyên 4.0 và trở thành nghệ sĩ toàn cầu.