Cải thiện độ rõ của quãng giọng thấp

Mặc dù việc các nốt trầm không dùng lực nhiều như các nốt cao là điều hoàn toàn bình thường, nhưng hãy nhớ rằng khi ở quãng thấp này, phần gấp khúc trong giọng nói của bạn sẽ bị cắt bớt nhưng vẫn thoải mái, điều này sẽ giúp không khí đi qua giữa các nếp gấp dễ dàng hơn.

Điều này sẽ khiến bạn dễ bị lạc nhịp, đó là lý do tại sao điều cần thiết là phải tự rèn luyện để có âm thanh chính xác hơn.

1.Tư thế và cách lấy hơi

Tư thế rất quan trọng khi hát, vì vậy bạn cần chú ý tư thế của mình dù đứng hay ngồi thì vẫn luôn để thẳng lưng. Áp dụng tư thế này khi hát bạn sẽ có luông hơi chuẩn và lấy hơi tốt. Hãy tưởng tượng cột hơi là thang máy, nếu bạn cong lưng thì hơi sẽ bị chặn lại.

Ngoài ra, trước khi hát bạn cần giữ cho hơi thở đều đặn, 2 vai thả lỏng và lồng ngực thư giãn. Bạn không nên lấy hơi ở phần trên của phổi để hát, thay vào đó hãy tập trung lấy hơi thở từ bụng dưới. Đồng thời, bạn cần có chế độ chăm sóc đặc biệt cho xương hàm, vì đây là vị trí phát ra âm thanh trực tiếp.

Vì vậy, hãy thả lỏng phần cổ họng và phần xương hàm, mặt khác bạn không được gồng vì sẽ làm ảnh hưởng đến luồng hơi. Đây là cách luyện giọng hát trầm mà bạn cần phải lưu ý.

2.Tập luyện theo gam từ thấp đến cao từ cao đến thấp

Biện pháp luyện tập theo gam như sau: bạn thường xuyên luyện tập theo thứ tự 7 nốt nhạc cơ bản, bài tập đơn giản nhưng đem lại cải thiện đáng kể cho giọng hát của bạn đấy. Tích cực rèn luyện hiệu quả sẽ rất bất ngờ đó.

3.Uống nước ấm

Uống nước ấm để làm giọng nói trầm hơn, đây là một phương pháp rất hữu hiệu để làm “bôi trơn” dây thanh quản của bạn. Nếu bạn uống nước lạnh sẽ làm cho dây thanh quản co rút lại, còn nếu bạn uống nước quá nóng sẽ làm cho bạn bị bỏng. Chính vì vậy, hãy uống nước ấm hàng ngày để bảo vệ dây thanh quản nhé!

Vừa rồi ED Music đã nêu ra một số kỹ thuật để hát được nốt trầm tốt hơn, nếu bạn có câu hỏi nào hay đơn giản là muốn góp ý thêm những kiến thức về nốt trầm hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Trả lời