[NGỌNG PHÁT ÂM L N – BẠN CÓ GẶP PHẢI KHÔNG???]
💪🔋 Check cùng mình nha!
Chúng ta biết rằng, ngôn ngữ được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện. Dựa trên nhiều yếu tố tác động từ môi trường. Trong quá trình hình thành, chỉ cần có biến đổi nhỏ. Cũng sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ.
Điển hình là tật nói ngọng nói chung. Hay như nói ngọng n l nói riêng. Việc bạn bị ngọng cũng có thể phát sinh do bạn bắt trước người ngọng.
Khi phát âm “L” và “N”, vị trí đặt đầu lưỡi khá giống nhau. Lưỡi sẽ để ở phần lợi bám quanh phía sau chân răng hàm trên. Tuy nhiên, khi phát âm sẽ khác nhau đấy nhé.
Lý do, “N” là âm mũi – khi nói phần khí thoát ra bằng đường mũi. Còn lại, lúc bạn phát âm “L” thì khí sẽ chạy dọc hai bên lưỡi. Và thoát ra bằng miệng. Chữa tin thì thử luôn nhé. Bạn thử đặt tay vào mũi xem nó rung không là biết khác nhau liền. 2 cách rung khác hoàn toàn.
Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể đặt tay ở sát phần miệng. Và bạn đọc “L L L” và “N N N”. Khi phát âm L, bạn sẽ thấy có khí thoát ra nhiều hơn âm “N”.
Bên cạnh đó, nếu xét về độ căng của lưỡi, khi nói N. Phần lưỡi hoàn toàn bị chùng, chạm vào hầu hết các răng, kể cả răng hàm. Trong khi đó, khi nói chữ L – phần lưỡi sẽ căng hơn và không chạm vào răng.
Cùng tập đọc các câu sau để xem cách phát âm của bạn có ngọng không nhé!