4 NGUYÊN NHÂN HỤT HƠI VÀ KHẮC PHỤC

Nếu không điều khiển được hơi thở, sẽ dẫn đến việc hụt hơi khi hát hoặc lấy hơi quá nhiều sẽ dẫn mệt mỏi. Vậy tại sao lại bị hụt hơi khi hát và khắc phục nó như thế nào?

Những người mới tập thường hay bị hụt hơi khi hát, vấn đề này nằm ở phần hơi thở. Kiểm soát hơi thở là một trong những yếu tố then chốt trong việc hỗ trợ cho nội lực giọng hát của bạn, giúp cho âm thanh tròn, vang xa… . Nếu không điều khiển được hơi thở, sẽ dẫn đến việc hụt hơi khi hát hoặc lấy hơi quá nhiều sẽ dẫn mệt mỏi. Vậy tại sao lại bị hụt hơi khi hát và khắc phục nó như thế nào?

Các nguyên nhân và khắc phục hụt hơi khi hát

1. Lấy hơi sai cách

Về vấn đề lấy hơi vào, một nguyên nhân rất phổ biến đó là chúng ta lấy hơi ở phần trên cơ thể hoặc nói cách khác đó là lấy hơi ngực. Biểu hiện đó là vai sẽ nhướng lên, ngực sẽ phình to và cảm giác rất dễ mệt. Việc này giống như bạn chơi thể thao mà bị đuối dẫn đến phải hít thở gấp gáp vậy.

Vì sao lấy hơi ngực sẽ gây hụt hơi khi hát?

Lý do rất đơn giản, bởi vì ở ngực của bạn chỉ có xương, các bộ phận nội tạng và các cơ bám vào khung xương rất chắc. Do đó các cơ này không thể co giãn rộng và lớn được. Nếu bạn càng cố gắng lấy càng nhiều hơi và nén ở ngực thì sẽ dẫn đến hiện tượng tức ngực, ép tim cho nên lúc đó chỉ “phù” một phát là hết hơi.

2. Vị trí thanh quản

Hạ thanh quản (Low larynx)

Hạ thanh quản giống như một trò tiểu xảo trong ca hát, giúp những giọng ca nghiệp dư có thể xuống giọng thấp hơn quãng giọng vốn có của họ và làm giọng dày hơn, lực hơn ở quãng trung. Về tác hại, hạ thanh quản không quá hại giọng như cao thanh quản, nhưng nó tạo ra âm thanh xấu, gượng ép, gồng gánh, thiếu tự nhiên, khiến người nghe không cảm thấy thoải mái và phát mệt.

Cân bằng thanh quản (Balance)

Đây là vị trí thanh quản tuyệt vời giúp bạn có thể hát hay nhất, tạo ra những âm thanh đẹp nhất, cộng hưởng nhất mà vẫn bảo vệ cổ họng lâu dài. Người làm được điều này có thể hát cân bằng vị trí ở mọi quãng âm từ thấp đến trung, cao và mọi đoạn hát từ khó tới dễ, từ nhẹ tới mạnh.Khi trụ thanh quản tốt, bạn có thể thoải mái bật lên quãng cao với âm lượng lớn mà không lo mất giọng.

Cần làm gì để hát đúng vị trí thanh quản?

Một người thở đúng sẽ hát đúng. Điều đầu tiên cần làm là phải tập thở và luyện thở. Thở kém sẽ khiến bạn dễ bị tụt hơi khi hát và đẩy thanh quản lên cao. Phải luôn luôn có một cột hơi vững chắc. Vị trí âm thanh chính xác cũng giúp đẩy thanh quản về đúng vị trí của nó. Hãy tới các lớp học nhạc để cô Linh Chi giúp bạn tìm ra vị trí âm thanh phù hợp với cơ địa của bạn.

Đừng bao giờ cố hát note cao khi bạn chưa đủ kĩ thuật hoặc nằm ngoài quãng giọng của bạn. Chỉ nên hát trong quãng thuận lợi, làm đẹp quãng đó và mở rộng dần dần trong thời gian lâu dài.

4 nguyên nhân hụt hơi khi hát và cách khắc phục

3. Điều tiết hơi thở

Trong hơi thở bình thường có 2 cử động là hít vào và thở ra. Trong ca hát để thánh tình trạng hụt hơi khi hát, phải tập để hít hơi vào (còn gọi là lấy hơi) làm sao cho đủ lượng hơi cần thiết. Khiến cho từng câu hát dài ngắn, mạnh nhẹ, cao thấp khác nhau. Đồng thời cũng phải tập thở ra (còn gọi là đẩy hơi) sao cho làn hơi được phù hợp với mọi tình huống của câu hát.

Việc luyện tập hơi thở thường phải đi đôi với việc luyện thanh nhạc, nghĩa là tập hơi thở với âm thanh, có như vậy ta mới dễ kiểm tra được hoạt động của hơi thở qua chất lượng của âm thanh phát ra. “Hơi thở đúng, âm thanh đẹp” , đó là câu châm ngôn của người ca hát.

Hơi thở đúng sẽ giúp đặt vị trí âm thanh đúng, làm cho tiếng vang đẹp. Ngược lại vị trí âm thanh đúng giúp cho việc đẩy hơi được dễ dàng chống hụt hơi khi hát, tiết kiệm được hơi thở. Vị trí âm thanh và hơi thở là hai yếu tố hỗ trợ nhau để phát ra âm thanh có chất lượng, nên không thể tách rời từng hoạt động riêng rẽ.

Người mới bát đầu tập thanh nhạc tránh hụt hơi khi hát; bước đầu, chúng ta có thể tập hơi thở riêng để làm quen với kiểu thở tích cực trong thanh nhạc, hoặc để tăng cường lực hít hơi và đẩy hơi của chúng ta

4. Khẩu hình và âm lượng khi hát

Chúng ta khi tập hát thường rất hay mở miệng hết cỡ và tống hơi mạnh khi hát các note cao. Chính việc này sẽ dẫn đến hiện tượng “thậm thụt âm thanh” (âm thanh không đều) và tất nhiên sẽ tốn nhiều hơi nên dẫn đến hụt hơi khi hát.

Mở rộng khẩu hình rất thiết yếu trong luyện tập, việc mở khấu hình cần phải mở cả trong lẫn ngoài. Hãy hạn chế việc mở miệng theo chiều ngang, nó sẽ làm đẽ thoát hơi, hụt hơi khi hát gây ra âm thanh của bạn bị chói và méo. Thay vào đó, bạn hãy tập mở miệng theo chiều dọc. Nghĩa là hàm dưới của bạn đi xuống đồng thời khớp nối hàm trên cũng được mở ra.

Một số dạng khẩu hình luyện tập khắc phục hụt hơi khi hát

Khẩu hình Nuetrality

Dạng khẩu hình này nhìn giống y như lúc bạn nói chuyện, giao tiếp bình thường, vì nó mở không quá to. Lúc này âm thanh được tạo ra nghe sẽ mộc mạc, dễ chịu hơn

Khẩu hình Smile

“Hãy cười lên một chút, âm thanh sẽ sáng hơn!”. Câu nói đó đã lí giải đầy đủ cho dạng khẩu hình này. Việc mỉm cười sẽ giúp chúng ta có thể cộng hưởng tốt với các xoang ở mặt, khiến âm thanh sẽ sáng và thoát hơn.

Tự luyện thanh nhạc cơ bản

Khẩu hình Pucker

Đây là dạng khẩu hình dễ hụt hơi khi hát nhất, thường gặp ở các bài hát Opera, nhạc kịch, nhạc cách mạng, … Khẩu hình ngoài nhìn sẽ to và tròn trịa hơn. Khẩu hình trong sẽ được mở rất to, thanh quản được hạ xuống một cách tự nhiên (Đòi hỏi NGÁP NGỦ phải tốt). Âm thanh lúc này nghe sẽ tối hơn, việc mở khẩu hình dạng này sẽ giúp ca từ khi hát ra tròn trịa hơn.

Khẩu hình Belt Face

Đây là dạng khẩu hình thường thấy ở các ca sĩ khi phải hát ở những nốt RẤT RẤT CAO. Đòi hỏi phải mở khẩu hình trong và ngoài to hết cỡ đôi khi lưỡi sẽ “lè” ra ngoài nhưng vẫn cảm giác thoải mái, thả lỏng, không bị căng cứng phần cổ( việc căng cổ sẽ gây chèn ép thanh quản khiến âm thanh phát ra sẽ không đẹp).

Trả lời