5 KIỂU KHẨU HÌNH THƯỜNG GẶP KHI HÁT

1.Khẩu hình Neutrality (Trung bình)

Đây là kiểu khẩu hình giống như như khi bạn nói chuyện bình thường và nó không cần miệng mở ra quá to. Lúc này, âm thanh được tạo ra nghe mộc mạc và dễ chịu cho người nghe.

2.Khẩu hình Smile (Mỉm cười)

“Hãy mỉm cười lên một chút, âm thanh phát ra sẽ sáng hơn!”. Câu nói đó đã lý giải đầy đủ cho kiểu khẩu hình này. Điều này có nghĩa bạn không cần phải “gắng gượng” để cười cũng như không phải bạn sẽ cười haha khi hát. Việc mỉm cười này phải thật tự nhiên, điều này sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi hát mà nó còn giúp người nghe cảm thấy thật sự thư giãn khi “nhìn” bạn biểu diễn.

3.Khẩu hình Pucker

Các bạn thường sẽ bắt gặp kiểu khẩu hình này ở những ca sĩ biểu diễn opera và cổ điển, và nó cần khẩu hình của bạn tròn giống như khi phát âm âm OHH hay OO vậy. Thanh quản của bạn sẽ tự nhiên hạ xuống khi sử dụng kiểu khẩu hình này, do đó âm thanh sẽ nghe tối hơn và khẩu hình sẽ làm cho từ ngữ phát ra được tròn trịa hơn.

4.Khẩu hình Snarl (Cau có)

Nghe từ “Cau có”, chúng ta thường sẽ liên tưởng đến hình ảnh một người phải nhăn nhó, quằn quại để hát phải không? Nhưng thực tế, kiểu khẩu hình Snarl có tác dụng không ngờ cho giọng hát đấy.
Kiểu khẩu hình giúp cho chúng ta sẽ “nâng” âm thanh đến các âm khu (Vocal Register) cao hơn một cách dễ dàng hơn, đặc biệt là Headvoice (giọng óc) hoặc Mix voice (giọng pha) bởi vì nó giúp cho cho chúng ta dễ dàng hơn trong việc tạo cộng hưởng tại các xoang phía trên mặt.
Tuy nhiên một điều các bạn phải nhớ, chúng ta chỉ “cau có” ở khẩu hình còn thanh quản thì vẫn phải thoải mái nhé.

5.Khẩu hình Belt Face

Chắc các bạn sẽ thấy quen thuộc từ “Belt” ở các bài viết Belting là gì của ED Music rồi phải không nào. Bên cạnh việc làn hơi cần phải sẵn sàng cho việc belt các note cao thì khẩu hình cũng đóng một vai trò rất quan trọng.

Trả lời