9 THÓI QUEN GÂY HẠI CHO GIỌNG HÁT MÀ BẠN THƯỜNG MẮC PHẢI

1.La hét, gây áp lực tới thanh quản quá mức

Một trong những thói quen gây hại cho giọng hát đầu tiên ED Music nhận thấy rằng có rất nhiều bạn mắc phải chính là thói quen la hét, gây áp lực tới thanh quản quá mức.
Việc gây áp lực lớn tới thanh quản như các ví dụ trên không chỉ dẫn đến việc lượng hơi thoát ra quá lớn mà nó còn khiến cho thanh quản phải hoạt động tối đa công suất gây nên sự căng thẳng, mệt mỏi. Ban có thể bị khàn hay thậm chí là mất giọng ngay sau đó.

2.Không luyện thanh, warmup kĩ trước khi hát

Không khởi động bằng các bài tập luyện thanh, luyện hơi kĩ trước khi hát rất dễ khiến cơ thể bạn bị căng thẳng. Điều này dẫn đến việc vận hành âm thanh khi biểu diễn sẽ không được chuẩn xác như bạn lúc tập luyện.

3.Luyện tập quá nhiều hoặc quá ít

Một người khi mới học thanh nhạc không nên dành quá nhiều thời gian cho tự luyện, các bạn chỉ nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để luyện tập theo một bài ở trong khóa học của ED Music. Bởi vì, bạn sẽ không thể biết rằng mình đã tập luyện chính xác hay chưa, về lâu dài có những cái sai sẽ trở thành tật rất khó để sửa

4.Luyện tập sai phương pháp

Việc luyện tập sai phương pháp không chỉ dẫn tới rất nhiều hậu quả nặng nề cho giọng hát mà nó còn tạo nên thói quen và rất khó sửa đổi. Nhất là khi đã có điều kiện để đi học hát, giáo viên hướng dẫn sẽ cần phải mất rất nhiều thời gian để có thể khắc phục được các lỗi sai do thói quen xấu của bạn.

5.Uống không đủ nước

Hãy uống nước đầy đủ mỗi ngày khoảng từ 1,5 đến 2,5 lít nước mỗi ngày là rất tốt cho cơ thể. Điều này đảm bảo cổ họng của bạn luôn giữ được độ ẩm nhất định, hạn chế trường hợp khô cổ họng, đau họng từ đó giúp cho giọng hát trong khỏe và trong trẻo hơn.

6.Chế độ ăn uống không hợp lý

Có một số loại thực phẩm bạn cần tránh trước khi hát, những loại thực phẩm có vẻ ảnh hưởng tới giọng hát của ca sĩ hơn bất kì những loại khác, bao gồm: bơ sữa, bất cứ thứ gì đặc biệt béo, dầu mỡ, thức ăn chiên và thức ăn cay. Chúng không chỉ gây nên tình trạng tăng đờm/đàm trong cổ họng của bạn mà còn là nguyên nhân dẫn đến gây viêm dây thanh âm.

7.Sử dụng Cà phê, bia rượu và các đồ uống có cồn

Sử dụng cà phê, bia rượu và các đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giọng hát theo nhiều cách. Cà phê và đồ uống có cồn đều có tác dụng lợi tiểu, làm cơ thể mất nước, dẫn đến khô cổ họng và dây thanh quản, gây khó khăn trong việc phát âm và kiểm soát giọng. Khi cổ họng bị khô, giọng hát có thể trở nên khàn, không trong trẻo và thiếu sức sống.

8.Thói quen gây hại cho giọng hát: Hút thuốc lá

Hút thuốc lá là một thói quen gây hại nghiêm trọng cho giọng hát. Khói thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất độc hại, bao gồm cả những chất gây ung thư, khi đi vào cơ thể qua đường hô hấp, chúng sẽ làm tổn thương dây thanh quản và các cơ quan hô hấp khác. Dây thanh quản có thể bị viêm nhiễm, sưng tấy, làm giảm sự linh hoạt và khả năng phát ra âm thanh trong trẻo, mượt mà. Bên cạnh đó, hút thuốc lá còn làm khô cổ họng, dẫn đến việc mất nước và khó khăn trong việc kiểm soát giọng. Ngoài ra, thói quen này cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính về phổi, như viêm phế quản mãn tính và ung thư phổi, những bệnh này đều có thể khiến giọng hát trở nên khàn, yếu, và mất đi sức sống.

9.Thức khuya và ngủ không đủ giấc

Thiếu ngủ và thức khuya có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giọng hát của bạn. Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, hệ miễn dịch suy yếu, dễ dẫn đến các bệnh về hô hấp như cảm lạnh và viêm họng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ca hát. Ngoài ra, tình trạng mất nước và khô cổ họng do thiếu ngủ làm giảm chất lượng âm thanh, khiến việc kiểm soát giọng trở nên khó khăn. Sự mệt mỏi do thiếu ngủ còn làm giảm khả năng tập trung và điều khiển giọng, dẫn đến việc hát không chuẩn, mất nhịp, và dễ bị lạc giọng. Hơn nữa, căng thẳng và mệt mỏi cũng khiến giọng hát mất đi sự mượt mà và cảm xúc cần thiết để truyền tải qua từng nốt nhạc. Vì vậy, để duy trì giọng hát tốt, việc đảm bảo giấc ngủ đầy đủ và lối sống lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Trả lời