1. Điều chỉnh tư thế hát đúng
Các bạn cần có một tư thế đúng khi hát vì khi cơ thể được thả lỏng trên một bộ khung vững chắc sẽ giúp tiếng hát nhẹ nhàng và không gồng cứng.
2. Mở to khuôn miệng
Tập mở to khuôn miệng giúp bạn phát âm tròn và rõ chữ hơn, âm vực của bạn sẽ rộng và sâu hơn. Hãy cố gắng tập luyện mỏ to khuôn miệng thường xuyên để có một giọng hát đầy nội lực.
3.Tập phát âm
Trong một bài hát hay, ca từ có ảnh hưởng rất lớn đến độ hay của bài hát và đồng thời là yếu tố tạo cảm xúc, tình cảm cho bài hát. Ca từ hay, đi vào lòng người sẽ dễ dàng chiếm được cảm tình của khán thính giả. Vì thế, bạn cần phải có cách phát âm chính xác và rõ ràng, như vậy việc truyền tải ca từ mới trở nên dễ dàng.
4. Tập hít thở
Tập hít thở đúng cách là một cách luyện giọng hát cao và khỏe. Cách tập hít thở khá đơn giản, bạn chỉ cần cảm nhận cảm giác thở xung quanh cơ hoành để giúp bạn kiểm soát tốt hơi thở. Khi đứng hoặc ngồi hát, bạn hãy thẳng lưng, ưỡn ngực và hơi hóp bụng một chút để hơi trao đổi dễ dàng hơn. Lưu ý khi hát đừng để Micro sát quá nếu không tiếng thở sẽ bị thu vào mic.
5. Đừng gồng mình khi hát
Khi hát hoặc khi nói nếu cơ thể thả lỏng trên một bộ khung vững chắc sẽ giúp âm thanh giọng hát phát ra nhẹ nhàng, không gồng cứng, lấy hơi dễ dàng hơn. Khi lên nốt cao hãy hít thở thật sâu trước khi hát, nếu không lên được bạn hãy sử dụng một số kỹ thuật thanh nhạc ví dụ như sử dụng giọng gió chứ đừng cố gồng mình lên để gào nhé.
6. Làm ấm giọng trước khi hát (Luyện thanh trước khi hát)
Làm việc gì cũng cần khởi động cả, kể cả thanh nhạc cũng thế. Làm ấm giọng trước mỗi buổi học sẽ khiến giọng hát của bạn không bị căng cứng, mệt mỏi, âm thanh phát ra luân chuyển hơn.
7. Uống nhiều nước lọc
Uống nhiều nước lọc giúp bạn có giọng hát trong trẻo. Trong lúc luyện tập cổ họng của bạn phải làm việc nhiều nên rất dễ khô rát. Vì vậy việc cung cấp đủ nước khi luyện tập là rất cần thiết. Nên uống nước chậm từng chút một. Chú ý đến nhiệt độ của nước vì dây thanh quản rất nhạy cảm dễ gây viêm họng.
8. Hát đúng tông giọng
Mỗi người đều có tông giọng và âm vực riêng do kết cấu thanh quản, giọng nói của mỗi người là mỗi khác.
Hãy thật thoải mái, đừng cố ép bản thân vào một trường phái biểu diễn nào đó hoặc những bài hát có âm vực quá rộng mới học luyện thanh. Hãy hát những bài đơn giản đúng tông giọng thường ngày của bản thân đã. Hát giọng tông cao hơn sức dễ bị oét, hay hát nốt thấp quá thì không ra thanh, điều này dễ khiến bạn bị nản và từ bỏ.
9. Chọn bài hát phù hợp với quãng giọng của mình
Hãy tìm ra quãng giọng của mình và chọn các bài hát phù hợp để luyện tập đều đặn mỗi ngày. Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy tự tin và thoải mái mỗi khi hát vì đây là những bài “Tủ” của bạn. Hãy chú ý điều chỉnh lại bài hát theo quãng giọng cũng như phong cách hát của mình nhé.