5 SAI LẦM VỀ KỸ THUẬT THANH NHẠC

Kỹ thuật thanh nhạc đối với người nghệ sĩ rất quan trọng, nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về vấn để này, ca sĩ họ cần gì? Phía sau sự sự nổi tiếng có phải là nhờ năng khiếu… Có điều đúng nhưng cũng có không ít điều sai, sau đây 5 sai làm mà nhiều người hiểu sai về ca sĩ.

1. “Hát chỉ cần có  cảm xúc ”
Phùng Khánh Linh hát nhạc buồn ma mị, gợi nhớ Lana Del Rey? - Tuổi Trẻ  Online
Những người nghe nhạc trên thế giới từ lâu đã được tiếp xúc với nhiều giọng ca, nhiều dòng nhạc, xu hướng âm nhạc khác nhau.Số đông khán giả hiện nay rất nhạt nhòa, dễ dãi. Thay vì quan tâm giọng hát, họ lại chú ý đến ngoại hình, phong cách, chất giọng “lạ” … và cho rằng những yếu tố này “chạm đến tim” họ. Trong khi những người nghe trên thế giới tự rèn luyện cho mình một ý thức nghe nhạc có chiều sâu, phù hợp với cá tính của mình. Và cả những tai nghe văn minh, người học nhạc hoặc làm trong nghề, điều họ chú ý đầu tiên là chính là việc hát đúng. Vì với họ, nếu người hát hát sai kỹ thuật cơ bản thì bất kể có âm sắc đặc biệt hoặc phong cách ấn tượng cũng đều là màn trình diễn không đạt.
Hát đúng cũng là cách tôn trọng người nghe. Và tất nhiên việc hát sao cho hài hòa cả kỹ thuật lẫn cảm xúc, cho hài lòng cả giới chuyên môn lẫn khán giả cũng chính là nỗi đau đáu của người nghệ sĩ nói chung.Do đó, hát chỉ có “cảm xúc” thì chưa đủ. Người nghệ sĩ đứng trên sân khấu không thể vịn vào bất cứ lý do gì khi họ hát sai.

2. “Kỹ thuật phá hỏng cảm xúc”, “Hát kỹ thuật mất hay”

Ngũ Cung (ban nhạc) – Wikipedia tiếng Việt
Đây là một trong những quan điểm phổ biến nhất thường thấy hiện nay. Một bộ phận không nhỏ công chúng có thị hiếu âm nhạc nhạt nhòa và vốn hiểu biết về âm nhạc nghèo nàn, chủ yếu nghe nhạc “ăn liền” hoặc theo trào lưu và rất quan trọng đến các lớp học nhảy hiện đại. Sự hình thành thị hiếu âm nhạc mỗi người sẽ phản ánh chính xác quá trình nghe, cảm nhận và ý thức chọn nhạc. Chính vì thế, những khán giả này chỉ chú tâm vào âm sắc mộc mạc của giọng ca nghiệp dư mà bỏ qua hoàn toàn những yếu tố khác. Điều này dẫn đến khi họ nghe ca sĩ hát chuẩn lại thành ra khó nghe, không cảm xúc. Cảm xúc là phạm trù định tính, mơ hồ, thường được họ sử dụng để biện hộ cho thị hiếu của mình. Nhưng liệu một ca sĩ hát lệch tông, vỡ nốt, lạc nhịp, phô chênh … là những lỗi mà bất cứ ca sỹ nào cùng cần phải điều chỉnh và hoàn thiện nếu mắc phải.

Kỹ thuật thanh nhạc không phải là thứ cao siêu, xa vời mà chính là những điều cơ bản nhất của người hát. Hát dùng kỹ thuật là hát đúng, và muốn hát hay phải hát đúng. Chỉ có việc lạm dụng kỹ thuật mới khiến phần trình diễn bị khô cứng và hỏng mạch cảm xúc của bài hát.

3. “Kỹ thuật muốn học là được”, “Học nhạc tại lớp thanh nhạc là hát chuyên nghiệp”

Thuê ban nhạc - Mang âm nhạc sống động đến mọi sự kiện - Công Ty Tổ Chức Sự  Kiện VietSky I Tổ Chức Sự Kiện Chuyên Nghiệp

Nhiều người đánh đồng việc học nhạc với giỏi kỹ thuật, và những người học trong nhạc viện đều giỏi kỹ thuật thanh nhạc. Đây là quan điểm sai vì chuyên nghiệp không có nghĩa là phải đi học nhạc chính quy.

Trên thế giới, không hiếm những giọng ca lão làng, kỳ cựu nhưng một nốt nhạc bẻ đôi không biết (Al Jarreau, George Benson …). Christina Aguilera bị đánh giá là yếu kỹ thuật nhưng có những phần biểu diễn giọng hát tuyệt vời mà những người học nhạc chính quy cũng chưa chắc đã thành công. Bảo Yến, Mỹ Tâm, Thùy Chi … đều không quá điêu luyện về kỹ thuật nhưng giọng ca mộc mạc của họ luôn đi sâu vào lòng người. Thu Minh cũng là một giọng ca bản năng nhưng kỹ thuật lại được nâng lên rõ rệt bằng sự tự học, tập luyện và quá trình học tại trường nhạc Berklee. Tuy không học nhạc chính quy nhưng họ có ý thức làm nghề, học hỏi, thẩm mỹ rất cao để đi lên đến đỉnh cao sự nghiệp của một nghệ sĩ chuyên nghiệp thực thụ.

Trái lại, không hẳn người theo học thanh nhạc hoặc được đào tạo chính quy là vững kỹ thuật. Trong các cuộc thi âm nhạc Việt Nam hiện nay, có nhiều thí sinh xuất thân từ đào tạo chính quy, được giám khảo khen “hát có kỹ thuật” nhưng mắc nhiều những lỗi kỹ thuật cơ bản. Nhiều ca sĩ trẻ như Đông Nhi, Khổng Tú Quỳnh, Minh Hằng … dù đã đi hát 5 – 7 năm nhưng khả năng ca hát lại không thực sự tiến bộ. Đông Nhi vẫn thường dính lùm xùm hát kém, hát nhép, hát đè còn Minh Hằng thì sở hữu scandal “đạo giọng” để đời.

4. “Kỹ thuật là con dao hai lưỡi”
Hiện nay, kiến thức về thanh nhạc trong các bài nhận xét, phê bình còn chưa thực sự thuyết phục người đọc, nghe và xem các tiết mục biểu diễn. Những nội dung sai kiến thức thanh nhạc cơ bản như: “Âm vực dày và sáng”, “Chất giọng trầm ấm của Thùy Chi”, “Thanh Lam sở hữu quãng giọng rộng nhất nhì Việt Nam” … là các nhận xét không đúng về bản chất. Nghiêm trọng nhất có lẽ là nhận định “Kỹ thuật là con dao hai lưỡi” đã xem nhẹ yếu tố học thuật trong khi chính điều này tạo điều kiện cho ca sỹ nâng tầm đẳng cấp và bảo toàn sức khỏe.

Kỹ thuật trước tiên là phương tiện giúp người hát hát đúng. Hát đúng cách, và biết điều khiển và sử dụng giọng hát sẽ giúp giữ gìn giọng hát. Ở Việt Nam và trên thế giới đã có rất nhiều trường hợp do hát sai kỹ thuật đã làm ảnh hưởng đến giọng hát, thậm chí là mất giọng, hỏng giọng và mắc các bệnh về thanh quản, hầu, họng.

5. “Dòng nhạc/Thể loại nhạc này cần gì kỹ thuật?”, “Có thừa kỹ thuật nhưng ít dùng”

Đây cũng là hai quan điểm phổ biến trong những cuộc tranh luận, đặc biệt là về các nghệ sĩ thần tượng. Không ít người cho rằng những nghệ sĩ theo đuổi nhạc trữ tình, nhạc nhẹ, dân ca, nhạc trẻ thì không cần kỹ thuật và xem đây là tấm bình phong mỗi khi thần tượng hát sai nốt, lạc nhịp. Một số khác lại cho rằng khi thần tượng bị đánh giá là thiếu kỹ thuật, là vì họ thừa kỹ thuật nhưng không … đem ra sử dụng.

Khi ca sĩ mở miệng hát là đã có thể nhìn ra kỹ thuật của cá nhân đó. Hát là điều khiển hơi thở, mà điều khiển hơi thở chính là kỹ thuật. Mở khẩu hình, mở thanh quản, lấy hơi, giữ giọng, nhả chữ, ngân rung … đều là những phạm trù cơ bản nhất của ca hát. Người nghệ sĩ hát bất cứ dòng nhạc, thể loại nhạc nào cũng cần có kỹ thuật và kiến thức âm nhạc nhất định. Mặt khác, khi họ mở miệng ra hát là đã có thể đánh giá trình độ, kỹ thuật của họ. Hai quan điểm trên đều sai lầm, tuy nội dung khác nhau nhưng lại có cùng câu trả lời.

Ngay cả ở Hàn Quốc, không ít nhóm nhạc Hàn Quốc được đào tạo thanh nhạc từ cấp tiểu học nhưng khả năng ca hát của họ hiện nay chỉ ở mức trung bình, thậm chí yếu. Điều đó đồng nghĩa, sự nổi tiếng của các ca sỹ không đồng nghĩa với khả năng thanh nhạc bài bản mà hướng đi và định hướng âm nhạc của họ rất rõ ràng, hợp thị hiếu, nhất là ca sỹ giải trí.

 

Trả lời